Translated from The Guardian's article ‘Confronting’: Great Barrier Reef faces frequent extreme coral bleaching at 2C heating, research finds
By Graham Readfearn, on 29-11-2021, 04:30:00
Nghiên cứu cho thấy thậm chí trong viễn cảnh lạc quan nhất về tình hình nóng lên toàn cầu, rạn san hô Great Barrier Reef vẫn đối mặt với hiện tượng bạch hoá ba năm một lần. Hình: Nature Picture Library/Alamy Theo nghiên cứu "đối đầu" mới, nếu sự nóng lên toàn cầu được duy trì dưới mức 2 độ C, nhiều khu vực của rạn san hô Great Barrier Reef sẽ bị bạch hoá cực độ năm lần trong mỗi thập kỷ cho đến giữa thế kỉ này. Nghiên cứu tiên đoán rằng thậm chí với viễn cảnh tham vọng nhất là nếu chúng ta giữ được mức tăng nhiệt độ ở 1.5 độ C, trong một thập kỷ sức bạch hoá đủ mạnh để giết chết san hô sẽ xảy ra đâu đó trên rạn này hơn ba lần. Nếu chúng ta để cho nhiệt độ Trái đất nóng lên hơn 2 độ C, điều đó sẽ gây ra sự căng thẳng nhiệt (heat stress) nghiêm trọng chưa từng có. Giáo sư Peter Mumby, một trong các tác giả của nghiên cứu này nói “Thật khó để tưởng tượng được điều đó sẽ như thế nào” -. Các nhà khoa học thông qua sử dụng mô hình khí hậu mới nhất đã bổ sung thêm thông tin về độ sâu, thuỷ triều và gió xung quanh rạn san hô để tiên đoán chi tiết các khu vực khác nhau sẽ bị bạch hoá ở mức độ nào. Tác giả chính của nghiên cứu, Jen McWhorter, cho biết mô hình gợi ý rằng nếu nhiệt độ tăng hơn 2 độ C sẽ "cực kì, cực kì tồi tệ" cho san hô trong rạn này. Nhưng bà cho biết duy trì nhiệt độ 1.5 độ C - mục tiêu tham vọng nhất trong Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu - có nghĩa là san hô sẽ ít bị căng thẳng nhiệt hơn. “Trong trường hợp nhiệt độ toàn cầu lên trên 2 độ C do lượng khí thải nhà kính tăng cao hơn, sự căng thẳng sẽ cao gấp ba đến bốn lần tình trạng hiện tại”, theo lời McWhorter, người có vai trò kết hợp ở Đại học Exeter và Đại học Queensland. Rạn san hô được coi là một trong các hệ sinh thái nhạy cảm nhất đối với sự nóng lên toàn cầu. Nếu san hô phải ở trong nước ấm hơn bình thường trong thời gian dài, chúng sẽ bị mất tảo sống là yếu tố góp phần tạo màu sắc và dinh dưỡng cho san hô, để lại bộ xương trắng phếu. Nếu nhiệt độ nước không quá khắc nghiệt, san hô có thể phục hồi sau khi bị bạch hoá. Nếu nhiệt độ cao hơn hoặc sự tiếp xúc kéo dài, san hô có thể sẽ chết. Great Barrier Reef ở ngoài khơi Queensland đã trải qua ba đợt bùng phát bạch hoá diện rộng vào năm 2016, 2017 và 2020. Giáo sư Peter Mumby của Đại học Queensland, đồng tác giả của nghiên cứu nói rằng các phát hiện đều "đáng báo động". https://onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1111/gcb.15994
Điều đó cho chúng ta thấy rằng, thậm chí trong viễn cảnh lạc quan nhất, chúng ta vẫn đang chứng kiến hiện tượng san hô bị bạch hóa đâu đó ba năm một lần."
Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Thay đổi Sinh học Toàn cầu cho biết mặc dù nguy cơ bạch hoá của tất cả các khu vực của rạn san hô tăng lên khi lượng khí thải tăng, vùng trung tâm và phía nam sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn.
Ông Mumby nói các nhà khoa học đã bận rộn nghiên cứu để tìm hiểu liệu có cách nào các loài san hô khác nhau có thể thích nghi tự nhiên với nhiệt độ ấm hơn.
Nghiên cứu đề xuất nếu khí thải nhà kính được giữ ở mức khiến nhiệt độ toàn cầu chỉ tăng lên dưới 2 độ hoặc 1.5 độ, thì tần suất bạch hoá của san hô sẽ đạt mức đỉnh điểm ngay trước năm 2060 và sau đó giảm nhẹ đi.
Mumby nói ông nghĩ rạn san hô "vẫn có thể tồn tại" khi nhiệt độ trái đất nóng lên thêm 1.5 độ, nhưng san hô sẽ không còn được đa dạng như ngày hôm nay.
Nhưng khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên 2 độ, cứ "hai đến ba năm" thì hiện tượng san hô bị bạch hóa sẽ xảy ra một lần và ông nói "thật khó để tưởng tượng điều đó sẽ trông như thế nào".
Great Barrier Reef đã chứng kiến năm sự kiện bạch hoá diện rộng vào năm 1998, 2002, 2016, 2017 và 2020 - tất cả là do nhiệt độ của đại dương tăng lên vì sự nóng lên toàn cầu.
Một nghiên cứu trước trong tháng này cho thấy kể từ 1998, hơn 98% san hô đơn lẻ dọc Great Barrier Reef đã bị bạch hoá ít nhất một lần.
Giáo sư Terry Hughes của Đại học James Cook, chuyên gia hàng đầu về ảnh hưởng của sự nóng lên toàn cầu lên rạn san hô, phát biểu: “Tiến trình đã diễn ra, chúng ta có thể thấy những thiệt hại do nhiệt độ toàn cầu tăng lên 1 độ C. Chúng ta đang tiến tới ngưỡng 1,5 độ C và điều này không thể tránh khỏi được”.
“Nếu không có mô hình khí hậu, chúng ta biết rằng sự nóng lên đã gây ra ba sự kiện và phá hủy 80% rạn san hô. Nghiên cứu cho thấy việc này sẽ tiếp diễn, nhưng điểm kết thúc phụ thuộc vào việc chúng ta để cho trái đất nóng lên đến mức nào."
Người dịch: Nguyen Quynh
Biên tập: Le Tran
Commentaires